Thánh Gandhi được coi như hình ảnh tiêu biểu của đấu tranh bằng phương thức bất bạo động. Sinh ở Ấn, du học tại Anh Quốc và trở thành lãnh đạo đấu tranh cho nền độc lập dân tộc. Chủ trương triệt để đấu tranh bất bạo động, Gandhi nổi tiếng với câu nói “Nếu cứ trả thù theo cách mắt đổi mắt thì cả thế giới này rồi ai cũng bị mù”.
Riêng Mục sư Martin Luther King, Jr. người Mỹ gốc Phi châu đã dành trọn cuộc đời đấu tranh chống chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc. Cả hai ông, Thánh Gandhi và Mục sư Luther King đều chủ trương đối đầu bất bạo động. Bất bạo động, khởi thủy từ phương thức đấu tranh của người Quakers, sau đó được áp dụng tại Ấn, Mỹ thông qua các phong trào biểu tình đòi độc lập, đòi các quyền dân sự, phong trào chống chiến tranh Việt Nam. Trong khi Thánh Gandhi chủ trương tiến hành đối đầu bất bạo động thể hiện qua “tình yêu thương và lòng khát khao tìm kiếm sự thực”, Mục sư Luther King, Jr. kêu gọi một sự “dũng cảm ở trí tuệ nhưng mang trái tim nhân bản”.
Cuộc cách mạng ở Ba Lan do Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan khởi xướng năm 1980-1981 và Cách Mạng Nhung Tiệp Khắc năm 1989 là những thí dụ điển hình của đối đầu bất bạo động. Một cuộc đối đầu mang ý nghĩa làm thay đổi cả một chế độ toàn trị.
Đối đầu bất bạo động gồm hàng loạt chuỗi đấu tranh bằng hình thức vận động Nhân dân đồng loạt xuống đường thể hiện ý chí phản đối, không tuân lệnh, không cộng tác và bất chấp các định chế của chế độ đương quyền. Đây là phương thức khai dụng quyền lực của Nhân dân để đạt những mục tiêu bằng các hoạt động phản kháng ôn hoà.
Bất bạo động đối đầu bạo động
Trở ngại chính của đối đầu bạo lực là điều này đặt hai phía chỉ chú tâm vào mục tiêu phải đạt được chiến thắng, phải tìm cách trả thù hoặc tự vệ. Trong những tình huống này, trọng tâm của cuộc tranh luận nhằm giải quyết đối với những vấn nạn đã bị bỏ quên. Vấn đề chỉ còn lại mang tính cấp bách là một bên dùng vũ lực để đàn áp và bên kia đối đầu lại cũng bằng vũ lực để tự vệ chính đáng. Trong bối cảnh đó, vấn đề thảo luận song phương nhằm tìm cách đối thoại, giải quyết đã bị bế tắc khi một bên chủ động tiến hành bạo lực.
Chiến lược đối đầu bất bạo động như Thánh Gandhi và Mục sư Martin Luther King, những người tiên phong trong kỷ thuật này, đã từng tìm mọi cách tránh dẫn đến tình trạng bị đặt vào thế phải đối đầu bạo động. Đấu tranh bất bạo động, hoàn toàn trái ngược với cách nhìn coi đó như biểu hiện của sự hèn nhát. Chiến lược đối đầu bất bạo động đòi hỏi sự dũng lược, tự chế cũng như tinh thần xã thân, chấp nhận bị đàn áp, chịu đựng đau đớn về thể xác và thậm chỉ cả cái chết. Sức mạnh của chiến lược đối đầu bất bạo động tiềm ẩn ở chính tinh thần chủ đạo “làm hỏng tính chính nghĩa và đạo đức của chế độ toàn trị, khi chủ trương bạo động để đối phó với tinh thần bất bạo động”.
Một khi tính chính thống bị đánh mất, ảnh hưởng dây chuyền kéo theo sự sụp đổ về mặt tinh thần, đồng thời còn bị phỉ nhổ và chia rẽ từ chính bộ phận đàn áp và bị áp lực lên án, tẩy chay từ cộng đồng quốc tế. Về ý nghĩa chiến lược, đối đầu bất bạo động là dùng sức mạnh của chính tinh thần bất bạo động, chống lại yếu tính bạo động dựa vào khả năng tự huỷ và tự tác động nội bộ của phía đàn áp. Nhiều kỷ thuật đối đầu bất bạo động đã được áp dụng hiệu quả nhằm chống lại chế độ toàn trị, bất hợp pháp, sử dụng bạo lực tùy tiện và vi hiến để đàn áp.
Để có được yếu tố thành công, quan trọng nhất là thái độ dũng cảm, sẵn sàng hy sinh của những người trong cuộc, tin tưởng sắt đá vào các nguyên tắc đấu tranh chính nghĩa và chiến lược thông tin toàn cầu nhằm phổ biến bản chất vô đạo và thú tính khủng bố, bạo động của những kẻ cầm quyền. Không thể kỳ vọng vào lòng phẫn nộ của đám đông khi họ không tận mắt chứng kiến cảnh sử dụng bạo lực. Vì vậy, nguyên tắc dẫn đến thành công trong mục tiêu là phải quảng bá tin tức phổ quát, sâu rộng và toàn cầu. Nó nằm ở chổ biết tận dụng những nhân chứng sống có mặt tại hiện trường và kỷ xảo của nghệ thuật thông tin. Kỷ thuật chuyển và nhận tin một cách hiệu qủa phải được đo lường bằng sự hiện diện và nhập cuộc của các phương tiện thông tin đại chúng qua báo chí, hệ thống truyền hình, đài và mạng lưới toàn cầu.
Có hàng trăm phương cách đối đầu bất bạo động. Mỗi cách có ưu và khuyết điểm riêng. Ông Gene Sharp, một nhà nghiên cứu hàng đầu về lãnh vực này đã tổng kết 198 hình thức đấu tranh bất bạo động, trong đó ông chia ra làm 3 lãnh vực tiêu biểu, từ nhẹ tới mạnh: Đối đầu bất bạo động bằng biểu tình và thuyết phục – Đối đầu bất bạo động bằng bất hợp tác – Đối đầu bất bạo động bằng trực tiếp phản ứng.
Phương thức biểu tình, thuyết phục ôn hoà bao gồm các hành động như xuống đường, diễn hành, cầu nguyện, gồm tất cả những hành động phản kháng ôn hoà nhằm phản đối một điều luật vô lý, hay chính sách bất công. Mục tiêu thuyết phục phía chánh quyền thay đổi các dự luật, các chính sách nhằm phục vụ ý nguyện của đám đông.
Trong khi đó, phương thức mạnh hơn, đối đầu bất bạo động không cộng tác bao gồm từ chối tham dự những hoạt động bình thường diễn ra chung quanh đối với cá nhân, nhóm, tập thể, cở sở dân sự, công xưởng hay chính quyền đang là trọng tâm của cuộc đối đầu. Nhân dân từ chối trả tiền thuế vì không đồng tình với chính sách sử dụng tiền thuế của dân vào mục tiêu bất xứng, đình công, lãn công, từ chối làm việc hay tổ chức làm việc cầm chừng để bày tỏ thái độ không đồng tình trong môi trường làm việc nơi hãng xưởng, văn phòng nhà nước. Thậm chí có thể không tuân luật nếu nhân dân tin rằng luật này không công bằng, vi hiến và vi phạm đạo đức. Các hình thức đối kháng này liên hệ nhiều vào các lãnh vực xã hội, chính trị hay kinh tế, tất cả tuỳ thuộc vào điều kiện và đối tượng đang đối đầu.
Trong khi đó, phương thức đối đầu bất bạo động mạnh nhất là tích cực can thiệp, nhằm làm ảnh hưởng đến diễn tiến đối đầu từ phiá nhà nước. Thí dụ, các cuộc biểu tình ngồi trong cơ xưởng, văn phòng nhà nước, chận đoàn xe lửa, xe vận chuyển, tàu v.v… nhằm ngăn chận tiến trình vận hành của cơ chế đối đầu. Và quan trọng không kém mà Sharp đã nhấn mạnh, đó là phương cách “đối đầu can thiệp qua tác động tâm lý” bằng cách tuyệt thực cá nhân hoặc tập thể để gây tác động tâm lý.
Những hình thức trên, tùy theo hoàn cảnh và điều kiện mà áp dụng đều tạo ra những tác động cụ thể. Bởi vì chính nó đã làm yếu đi tính hợp pháp và quyền lực của nhà nước. Sharp viết “Tự chính việc đối đầu bất bạo động đặt kẻ cầm quyền vào vị trí bị thử thách quyền lực của chính họ, làm yếu đi sức mạnh của bạo lực đồng thời tăng sức mạnh cho những kẻ đối đầu bất bạo động”.
Những chiến lược cần thiết cho cuộc biểu tình ôn hoà:
Cần hiểu, mục tiêu của các cuộc biểu tình chỉ nhằm tạo điều kiện cho sự thương thảo kín đáo giữa hai bên. Nơi đây không phải để soạn thảo các văn bản, thoả ước. Biểu tình chỉ là phương tiện để đạt được các mục tiêu khác, không phải là cứu cánh. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp mục tiêu của những cuộc biểu tình không rỏ ràng, vì vậy điều khẩn thiết nhất đối với những người tổ chức, lãnh đạo là phải biết mình muốn gì. Nhiều khi có nhiều mục tiêu và mục tiêu bị biến đổi trong quá trình biểu tình. Nhiều thành viên trong đám đông có thể có những mục tiêu khác biệt, không giống mục tiêu nguyên thuỷ của đoàn biểu tình.
Biểu tình có thể gồm ba hình thức riêng biệt: Hình thức chuyển gửi thông điệp đến quần chúng, trong đó biểu tình để tận dụng phương tiện truyền thông. Mục tiêu này thường bao hàm ý nghĩa “nếu đám đông cùng biết thì mục tiêu của tôi có thể sẽ đạt được”, kế đến là “nếu đám đông được giải thích cặn kẻ về mục tiêu đấu tranh và hiểu được bản chất sai lạc của vấn đề, họ sẽ thay đổi quan điểm của họ”. Nằm trong hướng như vậy, cuộc xuống đường biểu tình để đạt được cả hai ý nghĩa trên nhằm tác động vào đám đông.
Thứ hai, dự phóng một cuộc đối đầu. Vì tự bản thân của ý nghĩa hình thức biểu tình này là “chúng tôi muốn nhà cầm quyền phải biết vì những sai lầm họ đã tạo ra cho chúng tôi”. Chúng tôi muốn có một cuộc đối đầu “mặt đối mặt” với đại diện của phía chánh quyền.
Hình thức sau cùng, biểu tình có thể diễn đến tình trạng biểu tỏ sự “bức xúc” cao độ. Người biểu tình ở trạng thái tâm lý kích động và có nhu cầu cần bày tỏ nguyện vọng, thể hiện nỗi tức giận đã từng chịu đựng. Đây là giai đoạn người biểu tình sẽ biểu tỏ thái độ vì họ cần hành động cụ thể.
Nếu bạn là người trong cuộc, bạn cần tự hỏi chính bạn. “Đây có phải là phương tiện hữu hiệu nhất để đạt được mục tiêu của mình không?” Bạn cũng cần đặt lại vấn đề “Đây có phải là điều tôi quyết tâm theo đuổi không?” Và “Liệu cuộc biểu tình này có tác động để đạt được mục tiêu lâu dài không?”.
Là người tổ chức, bạn cần phải tự đặt mình vào vị trí này để lượng định phương cách và mục tiêu đấu tranh. Nếu bạn chỉ cần muốn đám đông nắm thông tin để đồng tình với mục tiêu đấu tranh của bạn, thì bạn phải hết sức tránh phương thức đối đầu. Mục tiêu của bạn là : Một cuộc biểu tình ôn hoà, trật tự và có tổ chức. Nằm trong dự phóng này, những khẩu hiệu, biểu ngữ đẹp, gọn và ăn mặc lịch sự sẽ làm cho cuộc biểu tình được cảm tình ban đầu của quần chúng. Phải lượng định rằng các hình ảnh của đoàn biểu tình sẽ lan truyền ra ngoài, chuyển gửi qua mạng toàn cầu đến tất cả những đối tượng quan tâm.
Nếu phải tổ chức một cuộc biểu tình ở dạng đối đầu. Mục tiêu là nói thẳng vào mặt của những kẻ đàn áp. Bạn muốn cho đối tượng biết là bạn đã phẩn nộ đến cùng cực rồi và bạn sẽ không chiụ luồn cúi mãi nữa. Phải có hướng giải quyết chứ không thể kéo dài tình trạng nửa vời.
Sau cùng thì hình thức bày tỏ sự “bức xúc” được thể hiện qua nhiều hình thức. Đoàn biểu tình có thể tự xích họ lại, có thể làm những điều ngoạn mục trên đường phố. Bạn không cần phải đạt mục tiêu, điều bạn muốn trong cuộc biểu tình là một chổ công cộng để đoàn biểu tình xả những phẩn nộ.
Để tác động hiệu quả, một cuộc biểu tình cần có những bài hát và lời kêu gọi, nó cũng cần những câu chuyện tình tiết và luôn cả huyền thoại. Những yếu tố này gây ảnh hưởng tốt lên đoàn biểu tình. Hãy cứ tưởng tượng cuộc biểu tình như những kinh nghiệm bạn cảm nhận trong các thánh lễ mang hình thức tôn giáo. Ở đó có những bài thánh ca, những lời giảng tôn giáo huyền bí. Khi đám đông bắt đầu bằng những bài hát có tính tập thể, họ dễ hoà lại với nhau, tình liên đới nảy sinh.
Một điều nữa cũng cần đề cập đến là những công an, mật vụ, những kẻ trực tiếp đàn áp và là “kẻ thù” của đám đông. Kinh nghiệm cho thấy là nhiều khi phải thay đổi mục tiêu lâu dài của cuộc đối đầu, chuyển qua đối tượng trước mặt, những kẻ đang đàn áp đám đông và đặt họ vào vị thế “kẻ thù”. Điều này chỉ có tính giai đoạn nhưng đôi khi cũng có tác dụng tích cực.
Cần phải mang bộ mặt nhân bản vì đám đông đang đối diện với hình ảnh xấu của những kẻ đàn áp. Các cuộc biểu tình thường xây dựng trên khái niệm bạn – thù, ác – thiện. Vì vậy, rất dễ để đi từ thái cực đấu tranh ôn hoà, bất bạo động chuyền sang bạo động khi hai bên trong tình trạng đối đầu. Những đột biến không kiểm soát có thể xảy ra không lường được. Một chai bom xăng, một tiếng súng nổ v.v…có thể tạo thành biến động lớn rất dễ dàng. Vì vậy, khi tổ chức một cuộc biểu tình, ban tổ chức, những người giữ vai trò lãnh đạo cần phải đặt ra mục tiêu, phương thức và sách lược cho đoàn biểu tình.
Những nguyên tắc căn bản trong cuộc biểu tình bất bạo động:
Theo Peter Ackerman and Christopher Kruegler nhận định trong tiểu luận – Những nguyên tắc của đấu tranh bất bạo động – Có mười hai nguyên tắc căn bản cần đặt trọng tâm khi tổ chức một cuộc biểu tình bất bạo động.
Đầu tiên, cần có một mục tiêu rõ ràng. Mục tiêu này phải xác định có thể đạt được trong một giai đoạn nhất định bằng phương cách không bạo động. Mục tiêu cần được đồng thuận từ cả nhóm, phản ánh quan niệm chung và có sự ủng hộ rộng rãi và nếu được sự đồng tình từ bên ngoài thì càng hữu ích hơn nữa.
Thứ hai, phải nắm được điểm mạnh và yếu của đoàn biểu tình, của từng phân nhóm về lãnh vực điều hành, lãnh đạo và tầm nhìn chung của đám đông. Để nắm được thắng lợi, một cuộc biểu tình đối đầu ôn hoà cần biết cách khai dụng lực lượng của nhóm, biết cách che đậy lực lượng của mình, biết phân tán nhân sự và biết tập hợp khi cần. Những người lãnh đạo phải có khả năng quyết định khi khẩn cấp, có khả năng vận dụng sự yểm trợ và ứng dụng hữu hiệu các quyết định.
Thứ ba, phải tính trước khả năng kiểm soát phương tiện. Phải dự trữ thuốc men, thực phẩm, nước uống và những nguồn vật liệu quan trọng khác để giữ khí thế của đoàn biểu tình. Phải có sẵn trong tay các phương tiện thông tin, liên lạc như máy photocopy, máy fax, máy chụp hình, điện thoại, điện toán, điện thư, face book, twitter v.v…
Thư tư, cần nuôi dưỡng các nguồn yểm trợ từ ngoài. Những trợ lực, thông cản của quần chúng đối với đoàn biểu tình rất cần thiết để có thể đạt được ba mục tiêu ban đầu. Nếu cần, phải dự tính cả kế hoạch chặn nguồn yểm trợ từ phiá đàn áp đoàn biểu tình.
Thứ năm, tính đến kế hoạch phát triển đoàn biểu tình. Linh động và thích ứng rất cần thiết để thành công. Khi quyết định một hình thức biểu tình, lãnh đạo đoàn cần dự phóng là hình thức này có thể mang lại thành tựu không? những sự chuẩn bị nào cần thiết và những yếu tố nào có thể mang đến bất lợi. Cần tính đến khả năng phải hành động để vừa làm tăng cường sức mạnh của đoàn biểu tình và làm suy yếu phía đối tác.
Thứ sáu, vạch ra các nguyên tắc ứng phó khi đối đầu. Cần chủ động có kế hoạch để làm suy yếu phiá đối phương về khả năng kiểm soát của họ. Càng làm cho đối phương khó khăn, thì càng tạo điều kiện dễ dàng hơn cho đoàn biểu tình.
Thứ bảy, cần tránh đối đầu nhằm đẩy phía chánh quyền sử dụng bạo lực để đàn áp. Khi trở thành đối tượng bị đàn áp, tác động này làm suy yếu đám đông và kích thích bản năng bạo động từ phiá đoàn biểu tình. Nếu được, cần vượt ra khỏi tình trạng bị nguy hiểm, cần làm giãm khả năng đàn áp từ phía chánh quyền. Nếu bạo động, cần chuẩn bị tâm lý để giải quyết các hệ lụy xảy ra cho những nạn nhân và cả gia đình của họ.
Thứ tám, khai dụng thái độ đàn áp, khủng bố của chính quyền để làm cho kẻ đàn áp bị tảy chay, xa lánh và khinh miệt. Công bố và làm rộng các âm mưu, kế hoạch đàn áp, vạch trần bản chất bạo động chống lại tinh thần bất bạo động của đoàn biểu tình.
Nguyên tắc thứ chín là tập trung vào việc tự kiểm soát tình trạng đấu tranh bất bạo động. Khi thể hiện đối đầu bằng hành động bất bạo động, điều này không chỉ làm cho phiá đối tác bị mất đi chính nghĩa mà còn tạo cho đoàn biểu tình tư cách hợp pháp, chính thống, được cãm tình và nâng sức mạnh. Nếu vì bất cứ lý do gì, đoàn biểu tình rơi vào tình trạng bạo động, chính họ đã làm hỏng uy tín và tạo điều kiện thuận lợi cho những kẻ đàn áp lý do để sử dụng bạo lực. Càng giữ được kỷ luật đối đầu không bạo động, càng tăng thêm sức mạnh chịu đựng nhằm áp lực ngược lên phía chính quyền.
Nguyên tắc thứ chín là tập trung vào việc tự kiểm soát tình trạng đấu tranh bất bạo động. Khi thể hiện đối đầu bằng hành động bất bạo động, điều này không chỉ làm cho phiá đối tác bị mất đi chính nghĩa mà còn tạo cho đoàn biểu tình tư cách hợp pháp, chính thống, được cãm tình và nâng sức mạnh. Nếu vì bất cứ lý do gì, đoàn biểu tình rơi vào tình trạng bạo động, chính họ đã làm hỏng uy tín và tạo điều kiện thuận lợi cho những kẻ đàn áp lý do để sử dụng bạo lực. Càng giữ được kỷ luật đối đầu không bạo động, càng tăng thêm sức mạnh chịu đựng nhằm áp lực ngược lên phía chính quyền.
Điều thứ mười, chú tâm vào việc tìm hiểu bản chất của sự đối đầu. Cần rà xét lại 5 nguyên tắc của cuộc biểu tình gồm: mục tiêu, điều hành, chiến lược, chiến thuật và tiếp vận. Trong khi không sao lãng bản chất của cuộc biểu tình là đối đầu bất bạo động, cần dự phóng các tình huống bất thường xảy ra trong các cuộc biểu tình.
Thứ mười một, đối đầu bất bạo động phải bao gồm “điều chỉnh chiến lược công và phòng thủ hữu hiệu nhằm ứng phó từng giai đoạn liên hệ đến phía chính quyền”. Tấn công sẽ làm yếu khả năng đàn áp từ phía đối tác, ngược lại những hành động phòng thủ sẽ làm cho đoàn biểu tình đủ sức chống trả khi cần.
Sau cùng, điều thứ mười hai, các nhà lãnh đạo cần nắm vững nguyên tắc là đối đầu bất bạo động không những là mục tiêu của đoàn biểu tình mà còn phải làm cho phía đàn áp chấp nhận nguyên tắc này thành mục tiêu của họ.
Trong tình huống bất ngờ, phiá chánh quyền có thể nhượng bộ. Họ có thể đồng tình với mục tiêu của đoàn biểu tình. Họ có thể chấp nhận các đòi hỏi của đoàn biểu tình. Họ có thể không tiếp tục nổi thái độ đàn áp và đi theo đoàn biểu tình. Họ cũng có thể không còn hiện hữu nữa để chống lại những yêu sách chính đáng của đoàn biểu tình.
Đỗ Thành Công
—————————————–
Tài liệu tham khảo và chuyển dịch:
- Non-Violent Struggle: University of Colorado, USA
- Conflic Research Consortium: – Constructive Demonstration Strategies and The Principles of Strategic Nonviolent Conflict
- The Politic of Nonviolent Action – Gene Sharp
Tài liệu tham khảo và chuyển dịch:
- Non-Violent Struggle: University of Colorado, USA
- Conflic Research Consortium: – Constructive Demonstration Strategies and The Principles of Strategic Nonviolent Conflict
- The Politic of Nonviolent Action – Gene Sharp
No comments:
Post a Comment