Trong số hơn 500 đại biểu tham dự Hội nghị Dân chủ Cấp cao, có 4 người Việt nam. Đến từ Âu Châu, ông Võ Văn Ái và chị Ý Lan, từ Hoa Kỳ, Đỗ Thành Công và Đỗ-Bùi Tiên. Bộ ngoại giao Ba Lan, thông qua toà đại sứ tại Hoa Thịnh Đốn đã mời chúng tôi tham dự. Vì thời lượng ngắn mà chương trình hội nghị nhiều, chúng tôi đã chia ra để có mặt trong các cuộc họp nhằm đưa tiếng nói Việt Nam trước chính trường quốc tế. Trước ngày Hội nghị khai mạc, chúng tôi đã phổ biến bản lên tiếng về tình hình nhân quyền tại Việt Nam cho đại diện Ban tổ chức Hội Nghị, các cơ quan thông tin quốc tế và nhiều nhân viên Bộ ngoại giao.
Bản lên tiếng cho biết kể từ năm 2007 đến nay, chỉ trong vòng 3 năm nhà cầm quyền Hà Nội đã tuyên án tổng cộng hơn 178 năm tù đối với các nhà dân chủ. Trong suốt 3 ngày Hội nghị, hơn 100 DVD “Hồ Chí Minh, The Man and the Myth” do Phong Trào Sài Gòn của Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ và ông Trần Quốc Bảo, Tổ chức Phục Hưng Việt Nam thực hiện, đã được chúng tôi phổ biến đến các đại biểu. Đặc biệt, ông Võ Văn Ái và 7 thành viên trong Ùy ban Các Tổ chức Dân Sự Phi chính phủ đã được gặp bà Ngoại trưởng Hillary Clinton để trình bày về các mối quan tâm đến tình hình dân chủ, trong đó có vấn đề Việt Nam.
Trong cuộc hội thảo về đề tài “Cổ xuý cho Dân chủ và Đối phó với các mối đe dọa Dân chủ” do Cựu Bộ trưởng Hungary, giáo sư Istvan Gyarmatin chủ toạ. Thay mặt cho Đảng Dân chủ Nhân dân, chúng tôi đã nêu lên mối quan tâm trước tình trạng vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền Hà nội, tố cáo tình trạng ngăn chận và kiểm soát hệ thống internet của chế độ độc đảng và đặt vấn đề về tính cách thực tiển trong tương quan yễm trợ Dân chủ của Cộng Đồng Dân chủ đối với các đảng phái chinh trị, ở các quốc gia toàn trị trong đó có Việt Nam.
Tại cuộc hội thảo về đề tài “Thúc đẩy và Bảo vệ Xã hội Dân sự” với sự hiện diện của Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Canada Lawrence Cannon. Tình trạng vi phạm nhân quyền của Việt Nam đã được thuyết trình đoàn Canada đề cập đến. Phát biểu ngây ngô của ông chủ tịch nước CHXHCNVN Nguyễn Minh Triết đã được thuyết trình đoàn trình chiếu trước đại biểu, nhằm chứng minh cho sự vị phạm nhân quyền tại Việt Nam, một hình thức đe doạ đến nền dân chủ trên thế giới. Cũng tại cuộc hội thảo này, thay mặt Đảng Dân chủ Nhân dân, tôi đã trình bày cho Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Canada biết về tình trạng độc đảng tại Việt Nam chính là mối đe doạ đến các định chế dân sự trong xã hội. Sự kiểm soát internet và chính sách cấm tự do phát biểu chính kiến, kiểm duyệt và không có nền tự do báo chí là mầm mống đe doạ đến nền dân chủ toàn cầu. Trong bối cảnh như vậy, nước Canada, tư cách là thành viên quan trọng trong Cộng Đồng Dân Chủ cần giúp đỡ và yễm trợ cho các nhà đấu tranh dân chủ, phong trào dân chủ Việt Nam cũng như có sách lược đối với nhà cầm quyền Hà nội để có thể cổ xuý và bảo vệ các Tổ chức Dân sự một cách hiệu quả hơn.
Kế Hoạch 18 Điểm Cho Cộng Đồng Dân chủ
Hội nghị bế mạc với 18 điểm đề nghị cho Cộng Đồng Dân Chủ trong sách lược dân chủ hoá toàn cầu. Hội nghị khẳng quyết theo đuổi các mục tiêu của Tuyên Ngôn Warsaw hồi năm 2000 và kêu gọi:
- Xác nhận rằng tình hình chính trị, xã hội và phát triển kinh tế trong suốt 10 năm qua đã có những tác động lên tiến trình vận động dân chủ hoá
- Công nhận rằng sự tiến bộ của nền dân chủ trên toàn thế giới đã bị đình động và thử thách vì những nền kinh tế và chính trị mới
- Vì vậy, chúng tôi những đại biểu tham dự Hội nghị cấp cao về Dân chủ xác định các giá trị, lòng quyết tâm và những mục tiêu đã nêu trong bản Tuyên ngôn Warsaw năm 2000 gồm tôn trọng quyền tự do và trách nhiệm là những yếu tố cần thiết cho các chánh quyền dân chủ, cùng quyết tâm trong tiến trình làm việc chung để cổ xúy và phát huy sức mạnh dân chủ. Cùng đồng ý với những quyết định của Cộng Đồng Dân Chủ trong hội nghị ở Seoul (2002), Santiago (2005), Bamako (2007) và Lisbon (2009).
Hội nghị đồng phối hợp các nổ lực để xây dựng Cộng Đồng Dân chủ trở thành một diễn đàn Dân chủ toàn cầu, nhằm cổ xuý và đẩy mạnh việc thảo luận và phát triển các giá trị Dân chủ.
Trong số 18 điểm gợi ý cho Cộng Đồng Dân chủ, một sổ điểm đặt vấn đề rất cụ thể như cần tạo dựng một cơ phận quan sát các vụ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng trên thế giới. Cơ phận này có trách nhiệm thông tin và cảnh bảo Cộng Đồng Dân chủ trước những hiểm họa trên, đồng thời đưa ra các đề nghị, kế hoạch giải quyết cụ thể. Hoặc nhằm đối phó với trường hợp bị kiểm duyệt, ngăn chận và phá hoại internet, Cộng Đồng Dân chủ cần thiết lập một bộ phận gồm các chuyên gia về internet để có thể có những kế hoạch đối phó với tình trạng bị hạn chế, phá hoại internet từ các chính quyền, tư nhân v.v…để có thể giúp cho lực lượng dân chủ, các tổ chức dân sự phi chánh phụ tự bảo vệ hoặc chống lại các sự kiểm soát internet.
Bên Lề Hội Nghị
Mặc dù là một quốc gia phát triển rất nhanh, Tân Gia Ba dưới sự cai trị của cha con ông Lý Quang Diệu không được công nhận là một thành viên của Cộng Đồng Dân Chủ. Nước này vẫn còn có những hạn chế dân chủ, cụ thể các quyền tự do chính kiến còn bị đàn áp rất nặng nề. Hiện diện trong Hội nghị có đại diện của 3 đảng đối lập Singapore. Họ cho biết việc thành lập đảng đối lập không trở ngại, nhưng hoạt động cho Đảng thì vô cùng khó khăn, thậm chí đảng viên thường bị cản trở và sách nhiễu. Chủ tịch đảng đối lập Dân chủ Tân Gia Ba (Singapore Democratic Party), Tiến sĩ Chee Soon Juan đã không được chính quyền cấp chiếu khán tham gia Hội nghị, với lý do ông Chee đang khai “khánh kiệt tài sản”.
Ti ến sĩ Khin Zaw Win, người được cho là cựu tù nhân chính trị của chế độ quân phiệt Miến Điện có mặt trong Hội nghị nhưng đã có những phát biểu không phù hợp với quan niệm của một số nhà dân chủ Miến Điện. Được biết, tổ chức Liên Minh Dân chủ của bà Aung San Suu Kyi đã gửi thư đến Ban tổ chức Hội nghị để đặt vấn đề về vai trò của ông Tiến sĩ Khin.
Ngày cuối cùng của hội nghị cũng là ngày nhân dân Ba Lan đi bầu Tổng thống. Kết quả bầu cử, ông Bronislaw Komorowski, đắc cử với tỷ lệ 53% và J. Kaczyrísk được 47%, một tỷ lệ rất xát trong cuộc tranh cử tự do và công bằng. Cả hai ứng cử viên Tổng thống đều là những nhân vật hoạt động trong Công đoàn Đoàn kết Ba Lan. Từng là những nhân vật bất đồng chính kiến và bị chế độ Cộng sản Ba Lan trù dập, nhưng họ đã kiên trì đấu tranh cho nền dân chủ Ba Lan. Nhìn về Việt Nam, chế độ độc đảng CSVN đã khước từ quyền tự do ứng cử và bẩu cử của dân tộc Việt. Tại Việt Nam, xảo thuật Đảng cử Dân bầu chỉ là trò hề chính trị nhằm che đậy bản chất độc tài, toàn trị.
Sau hơn 20 năm từ bỏ chủ nghĩa Cộng sản, Ba Lan hiện nay là một trong những quốc gia ở Đông Âu có nền kinh tế vững chãi, dân chủ và uy tín trên trường quốc tế. Từ một quốc gia thiếu thốn, dựa vào Liên Sô trong suốt thời kỳ Cộng sản, Ba Lan hiện nay đã lột xác, bình quân GDP khoảng 18 ngàn dollar, tỷ lệ thất nghiệp gần 11%. Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, Ba Lan đã vượt trội các quốc gia Đông Âu. Từ những kinh nghiệm đau thương của quá khứ, Ba Lan đã vươn lên và đang đóng góp rất tích cực trong tiến trình hổ trợ cho công cuộc dân chủ hoá toàn cầu.
Các đại biểu đã được Ba Lan tổ chức tham quan trại diệt chủng Do Thái. Trại Auschiwitz-Birkenau, nơi đã giam giữ và tiêu diệt hơn 1 triệu người Do Thái. Có hơn 300 ngàn người Do Thái từ Ba Lan đã bị giết ở đây, nhiều nhất đến từ Hungary. Lò hơi ngạt được chế tạo với công suất có thể giết từ 15 ngàn đến 20 ngàn người mỗi ngày. Sau khi chết vì hơi ngạt, số người này bị đưa vào lò thiêu để đốt xác. Nhiều phụ nữ trong đoàn Đại biểu đã không cầm được nước mắt và sửng sốt trước tội ác diệt chủng của Đức quốc xã.
Sau cuộc cách mạng, lãnh đạo Công Đoàn Đoàn Kết cho biết Ba Lan đã khoan dung đối với những người cộng sản cũ. Nhiều cựu đảng viên CS Ba Lan hiện nay vẫn được nhận tiền hưu tính từ lúc họ phục vụ chế độ cộng sản. Nhiều đảng viên sở hữu các tài sản cũ và hiện sống giàu sang. Ba Lan không có chế độ bắt đi cải tạo, trừng phạt, truy lý lịch hay trả thù đê tiện như đảng CSVN. Có thể sòng phẳng để trả lời rằng tội ác của đảng CS Ba Lan đối với dân tộc họ không lún sâu bằng tội ác của đảng CSVN.
So sánh Đức quốc xã và đảng CSVN, về hình thức có khác nhưng bản chất tội ác không khác. Trong khi các tù nhân Do Thái mỗi 3 người nằm một giường thì tại Việt Nam, nhiều trại giam tù hình sự không có giường, tù nhân phải nằm dưới đất, đông và chật đến nỗi phải nằm nghiêng. Đức quốc xã giết dân Do Thái, nhưng đảng CSVN đã giết hại chính nhân dân mình.
Sau 1975, hơn cả triệu người chạy trốn chế độ CS. Theo ước tính của giới quan sát quốc tế, đã có gần 500 ngàn người Việt Nam bỏ thây trên biển cả, hay nơi biên giới hẻo lánh, rừng thiêng nước độc. Cuộc cách mạng ruộng đất đã giết hơn 170 ngàn người, cuộc thảm sát Mậu Thân ở Huế, cuộc cải tạo hàng trăm ngàn nhân viên công chức chể độ VNCH, các cuộc đàn áp lực lượng dân chủ từ 1945 -2010 v.v..tổng cộng có thể lên đến nửa triệu người. Con số hơn 1 triệu dân Do Thái bị thãm sát tại trại diệt chủng cũng không khác con số cả triệu người Việt đã chết dưới sự bức tử của đảng CSVN.
Trước khi lùa hàng trăm ngàn người Do Thái vào lò hơi ngạt, lính Đức quốc xã thông báo cho những tù nhân Do Thái biết họ cần nhớ rõ nơi treo quần áo của họ để có thể trở lại lấy, một hình thức trấn an giả mạo trước khi bị giết. Đảng CSVN khi tập trung các tù nhân cải tạo, cũng cho biết họ cần chuẩn bị quần áo, đồ ăn trong 10 ngày thì trở về với gia đình. Nhưng thực tế, có người bị giam hơn 10 năm tù, có người đã bỏ thây nơi trại giam vĩnh viễn.
Nhiều năm sau, những người từng là nạn nhân trực tiếp của Cộng sản Việt Nam có thể không còn nữa. Nếu không có sự nhắc nhở, hậu thế sẽ quên đi tội ác. Vì vậy, đã đến lúc cần nghĩ đến một bảo tàng viện triển lãm tội ác của CSVN. Tội ác chống lại nhân loại của Phát xít Đức và Cộng sản Việt Nam đều giống nhau ở mức độ tàn bạo, mất nhân tính và có hệ thống.
Khi lịch sử sang trang, những kẻ trực tiếp phạm tội phải trả giá cho tội ác của họ. Giống như Rudolf Hoess, trưởng trại giam Auschiwitz. Năm 1947, toà án quốc tế đã quyết định treo cổ Rudolf Hoess, và điạ điểm thi hành án chính là tại trại giam Auschiwitz, Krakow Poland.
California – Tháng 7/2010
Đỗ Thành Công
No comments:
Post a Comment