Thursday, October 25, 2012

Điều 4 Chỉ Là Bản Sao Điều 6 Hiến Pháp của Đảng Cộng Sản Liên Sô

Đã có rất nhiều nhận định về sự tương đồng giữa điều 6 Hiến Pháp Liên Bang Sô Viết và điều 4 Hiến Pháp của cộng sản Việt Nam. Nói cách khác, điều 4 chỉ là bản sao điều 6 Hiến Pháp của đảng Cộng Sản Liên Sô. (1) Sự việc đảng CSVN sau thời gian ầm ĩ kêu gọi sửa đổi các điều khoản trong bản Hiến Pháp nhưng vẫn cố tình bỏ qua điều 4 càng cho chúng ta thấy rõ Đảng đang mị dân và tìm cách mua thời gian.
so4_03.jpg
Đề nghị huỷ bỏ Điều 4 Hiến Pháp 

Đảng mị dân vì trước đây khi kêu gọi sửa đổi Hiến Pháp, văn thư qui định về nội dung phạm vi sửa đổi Hiến Pháp của Ủy Ban Dự Thảo đă qui định như sau: "Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến Pháp 1992 phải quán triệt các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo về việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước đă được nêu trong các văn kiện của Đảng, đồng thời khẳng định bản chất nhà nước, mô hình tổng thể của bộ máy nhà nước ta đă được qui định trong Hiến Pháp năm 1992". Kêu gọi sửa đổi Hiến Pháp, nhưng cấm đá động đến cái gọi là khẳng định về bản chất nhà nước, mô hình tổng thể của bộ máy nhà nước. Nói một đàng nhưng làm một nẻo, kêu gọi nhân dân góp ý cho ra vẻ dân chủ, ra dáng Đảng tôn trọng ý kiến của nhân dân. Nhưng cấm không được đề cập đến điều 4 Hiến Pháp, điều khoản duy nhất xác định quyền độc tôn lănh đạo của Đảng.
Các điều khoản do Ủy Ban soạn thảo đề nghị với Đảng giống như cô gái già, tìm cách tô son trét phấn nhưng vẫn không che đậy được nét tàn phá của thời gian. Càng tô trét, càng lộ tẩy các vết nhăn. Điều 2 được Ủy Ban đề nghị sửa đổi không dựa trên căn bản thực tế của tình hình chính trị và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam mà lại dựa vào nghị quyết của Đảng. Vì́ nghị quyết Đại Hội 9 đảng CSVN xác định " xây dựng nhà nước pháp quyền xă hội chủ nghĩa dưới sự lănh đạo của Đảng ". Cho nên điều 2 của bản Hiến Pháp được Ủy Ban soạn thảo thêm cụm từ "nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa" để hợp pháp hóa tính độc tài của nhà nước xã hội chủ nghĩa . Như vậy, đỉều 2 được đề nghị viết lại như sau: "Nhà nước Cộng hòa xă hội chủ nghĩa là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức."

Vết nhăn đầu tiên hiện ra là tính nghịch lý của cụm từ nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Một nhà nước pháp quyền thực sự, không thể hiện hữu trong phạm trù xã hội chủ nghĩa. Làm thế nào luật pháp được tôn trọng, phân minh và độc lập trong khuôn khổ của qui luật đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ. Pháp quyền sẽ đứng ở vị trí nào khi phải đương đầu với nghị quyết của Đảng? Pháp quyền ở đâu khi người giữ vị trị cầm Pháp lại là người đảng viên trung thành với Đảng?


Vết nhăn thứ hai là sự tái khẳng định nền tảng chính trị xã hội chũ nghĩa. Một chủ nghĩa lạc hậu, phản tiến bộ và hoàn toàn đang đi vào chỗ hủy diệt lại được Đảng tiếp tục mê muội tôn thờ. Có cần trưng bằng chứng để Đảng thấy rõ hơn nữa bản chất ưu việt của xã hội chủ nghĩa hay không? Có cần phải tìm mọi cách để biện minh cho sự sụp đổ của hệ thống Liên Bang Sô Viết ? Có cần tiếp tục ca tụng câu thần chú "các nước tư bản đang trên đường giẫy chết" và "chế độ xã hội chủ nghĩa ta dân chủ gấp trăm lần chế độ tư bản" nữa không?.


Tóm lại, việc sửa đổi Hiến Pháp đă không thể hiện sự cởi mở và thay đổi sâu xa về chính trị mà còn là bước thụt lùi của tiến trình dân chủ hóa. Các điều khoản quan trọng trong Chương 1- qui định về chế độ chính trị được đề nghị thay đổi chỉ nhằm củng cố thêm vai trò của Đảng. Điều 4, đỉều qui định về tính lãnh đạo duy nhất của Đảng đã hoàn toàn không đá động gì đến.


Đảng CSVN đang mua thời gian. Việc đề nghị thay đổi các điều như điều 2, điều 3...nhưng không dám đề cập đến điều 4 đã cho thấy họ vẫn còn ngoan cố. Điều này cũng tương tự như Tổng Bí Thư của Đảng CS Liên Bang Sô Viết, ông Mikhai Gorbachev đã ứng xử trong thời kỳ Liên Sô bị áp lực từ các phong trào tranh đấu cho dân chủ đòi CS Liên Sô phải hủy bỏ điều 6 Hiến Pháp. Ngày 20 tháng 11 năm 1989 Gorbachev tuyên bố trong cuộc họp của Bộ Chính Trị: " Phải giữ cho được điều 6 Hiến Pháp. Phải giữ quan điểm: Đó không phải là vấn đề cứu hỏa, không phải là tình trạng đặc biệt..." (2)


Vị chủ tịch KGB cuối cùng của Liên Bang Xô Viết, Ông V.Kriushkov, người cầm đầu nhóm đảo chánh thất bại, âm mưu lật đổ Gorbachev đã nhận định trong cuốn hồi ký "Hồ Sơ Cá Nhân" về việc đảng CS Liên Xô hủy bỏ điều 6 Hiến pháp như sau: "Những năm 1990 - 1991 là thời gian Đảng CS Liên Xô trượt nhanh trên đường đi đến thảm kịch. Trong nhiều năm tồn tại, đảng như sống trong lồng kính, bởi đảng là lực lượng lãnh đạo trong một nhà nước mà không bị một thế lực nào dám chống lại ....Hàng chục năm dưới sự lãnh đạo toàn diện của đảng, các cơ cấu quản lý đất nước đã thích ứng với yếu tố này như một bộ phận hữu cơ của hệ thống nhà nước. Việc cơ quan lập pháp tối cao Liên Xô thông qua luật hủy bỏ điều 6 Hiến Pháp Liên Xô đã phá vỡ toàn bộ hệ thống nhà nước, trước hết là mang tính cục bộ, sau đó như băng tan tràn khắp đất nước. " (3)


Là người đã tìm mọi cách nhằm thiết lập lại chế độ cộng sản cực quyền. Vị cựu chủ tịch KGB này sau nhiều năm ngồi tù đã tỉnh ngộ và nhận xét rằng: " Ngay từ trước khi Liên Bang Xô Viết sụp đổ, Đảng CS Liên Sô đã từ bỏ vai trò lãnh đạo của mình trong xã hội. Bằng cách đó đã mở ra môt thời đại mới về vật chất - thời đại đa đảng, thời đại cạnh tranh công khai giữa các quan điểm chính trị, kinh tế về các vấn đề cơ bản phát triển xã hội và thể chế nhà nước. Một chế độ như vậy dẫn tới thay đổi chính quyền bằng một đảng này hay đảng khác, hay một khối đảng này bằng khối đảng khác. Song điều đó cần phải trở thành kết quả đấu tranh chính trị, một sự thay đổi quyền lực hợp pháp, nói cách khác là một hiện tượng bình thường không có tình trạnh khẩn cấp và bạo lực. " (3)


Không riêng gì đảng CSVN đang bám víu điều 4, đảng Cộng Sản Liên Sô cũng đã biết rất rõ là nếu điều 6 Hiến Pháp bị bãi bỏ, tiến trình dân chủ hóa sẽ được nảy mầm. Vì vậy, việc trì hoãn, tìm cách mua thời gian của Chính Trị Bộ Liên Sô trước kia và của đảng CSVN hiện nay đều giống nhau. Vấn đề là liệu họ có thể nào cứu vãn đươc vị thế của đảng hay không? Liên Bang Sô Viết đã sụp đổ, đảng CSVN chỉ còn là thời gian.


Câu hỏi đặt ra cho chúng ta là chừng nào? Câu trả lời là nhanh hay chậm tùy thuộc vào sức mạnh và mục tiêu của Phong Trào Dân Chủ.
Đỗ Thành Công
------

(1) Điều 6 Hiến Pháp Cộng Sản Liên Sô xác nhận: “Đảng Cộng Sản Liên Sô, lực lượng tiên phong và là trọng tâm của các cơ chế chính trị, bao gồm tất cả các hệ thống chánh quyền và cơ quan công cộng. Đảng Cộng Sản Liên Sô hiện hữu vì nhân dân và phục vụ cho nhân dân.
Đảng Cộng Sản Liên Sô vũ trang với chủ nghĩa Mác-Lênin, quyết định mọi đường lối liên quan đến việc phát triển xă hội và các chính sách đối nội lẫn đối ngoại, xây dựng những kiến trúc vĩ đại vì nhân dân Sô Viết, hoạch định mọi kế hoạch, hệ thống hoá và lý luận hoá cho cuộc đấu tranh vì thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản.
Tất cả những tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ qui định Hiến Pháp của nước Cộng Hoà Liên Bang Sô Viết.”
- Điều 4 Hiến Pháp của Đảng CSVN khẳng quyết: “Đảng CSVN, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội.
Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến Pháp và pháp luật.”
(2) Nguyễn Minh Cần -Đảng CSVN qua những biến động trong phong trào cộng sản quốc tế
(3) V.A Kriushkov - Hồ Sơ Cá Nhân

No comments:

Post a Comment